Tin tức - Sự kiện
-------------------------------------------------
TRỤ SỞ CHÍNH
 
Địa chỉ: 54 Đường số 56, P.Bình Trưng Đông , Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (08) 37 433 886
Fax: (08) 37 433 528
Hotline: 0909 004 963
Email: adac@adac.com.vn

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến ngành da giày Việt Nam?

Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, các doanh nghiệp da giầy bị thiệt hại lớn do phải ngừng hoặc giảm sản xuất, bị khách hàng hủy đơn hàng xuất khẩu, trong khi vẫn phải chịu các chi phí duy trì nhà máy, trả lương cho người lao động...
Từ đầu tháng 5/2021 đến nay, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp tại các tỉnh phía Nam, đã ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp da giầy trong các tháng cuối năm 2021.
Việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài theo chỉ thị 16 của Chính phủ tại các tỉnh phía nam đã khiến 80% các nhà máy sản xuất da giầy tại TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Kiên Giang… là những nơi tập trung nhiều doanh nghiệp da giầy lớn trong các khu công nghiệp, phải ngừng sản xuất do không đủ điều kiện thực hiện quy chế “3 tại chỗ” và “Một cung đường, hai điểm đến”. 
Tại các địa phương miền trung và miền bắc, các doanh nghiệp da giầy chỉ hoạt động với công suất 50-70 %, do giãn cách xã hội và thiếu lao động.
Đối với các doanh nghiệp còn hoạt động, trong bối cảnh như vậy đã buộc phải giảm sản lượng do phải giảm số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, đồng thời phát sinh nhiều chi phí do đứt gẫy chuỗi cung nguyên phụ liệu, chi phí phòng chống Covid (xét nghiệm, tiêm chủng, lo ăn, ở 3 tại chỗ cho người lao động). Nhiều lao động bỏ về quê tránh lây lan dịch bệnh và khó khăn trong việc đi lại, di chuyển giữa các địa phương do phong tỏa, giản cách xã hội.
Cùng với đó, tình trạng thiếu container rỗng, chi phí logistics và vận chuyển tàu biển quốc tế tăng cao (gấp 5-10 lần) xảy ra từ năm 2020 chưa trở về bình thường, cùng với chi phí nhiên liệu và giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng cao đã ảnh hưởng nhiều tới sản xuất, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuât khẩu.
Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, các doanh nghiệp da giầy bị thiệt hại lớn do phải ngừng/giảm sản xuất, bị khách hàng hủy đơn hàng xuất khẩu, trong khi vẫn phải chịu các chi phí duy trì nhà máy, trả lương cho người lao động. Trong tình hình hiện nay, doanh nghiệp cần tiết giảm chi phí, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện và lực lượng lao động, để sau khi đại dịch được khống chế có thể phục hồi ngay sản xuất và xuất khẩu, tận dụng tốt các ưu đãi từ các hiệp định FTA (nhất là hiệp định CPTPP và EVFTA). "Doanh nghiệp đặc biệt lưu ý các biện pháp phòng tránh Covid-19 theo hướng dẫn của Chính phủ và các địa phương đối với các khu công nghiệp", Hiệp hội lưu ý. 
CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Chỉ số 2016* 2017* 2018* 2019* 2020* 6T/2021* 8T/2021*
GDP, % so cùng kỳ năm trước 6.2 6.8 7.1 7.02 2,91 5,64 -
CPI cả nước trung bình/tháng, % 2.66 3.53 3.54 2.79 3,23 1.47 1.79%
Chỉ số sản xuất CN CBCT,% 11.3 14.7 12.2 10.4 4.9 11.6 7.0%
Chỉ số SXCN da giầy. % 3.5 7.1 10.4 9.9 -2.4 12.9 7.9%
Chỉ số sử dụng lao động da giầy,%             -17.3%
 
*So với cùng kỳ năm trước                                                              (Nguồn: TCTK)
SẢN LƯỢNG GIẦY DÉP 2011 – 2020           (Triệu đôi)
Sản phẩm  2011 2016 2017 2018 2019 2020 Tăng so 2011(%) Tăng so 2019 (%)
Giày, dép da 200.40 257.60 263.40 282.50 301.78 289.74 44.6 -4.0
Giày vải 49.60 66.00 67.80 72.70 79.71 81.55 64.3 2.3
Giày thể thao 380.10 730.80 771.30 821.20 880.03 859.79 126.2 -2.3
Total 630.10 1054.4 1102.50 1176.40 1261.52 1231.08 95.4 -2.4
 
                                                                                   (Nguồn: Tổng cục Hải Quan)
Về thị trường xuất khẩu
Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy của Việt Nam giảm 10% so với năm 2019. Giảm mạnh nhất tại Mỹ La tinh (-25,4%), EU (-15.4%) và Bắc Mỹ (-8.4%), châu Á (-5,8%), phản ánh tác động tiêu cực khác nhau của đại dịch Covid-19 tại các châu lục.
Trong 7 tháng đầu năm 2021: Tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy đạt 13,78 tỷ USD, tăng 8,3%, trong đó xuất khẩu giầy dép đạt 11,80 tỷ USD tăng 11.5% và xuất khẩu túi xách đạt 1,97 tỷ USD giảm 7.5% so với cùng kỳ năm 2020 (Bảng 6). Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm 79,8%, trong đó  giầy dép chiếm 81,2% và túi xách 71,6% (Bảng 5).
Tại các châu lục: tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy sang Bắc Mỹ tăng 15,4%, trong đó giầy dép tăng 20,1%, túi xách giảm 5,3%. Xuất khẩu da giầy sang Châu Âu tăng 5,1%, trong đó giầy dép tăng 7,3%, túi xách giảm 6,9%. Xuất khẩu da giầy sang châu Á giảm nhẹ 0,6%, trong đó giầy dép tăng 3,0%, còn túi xách giảm 18,2% (Bảng dưới đây. Đơn vị triệu USD)
TT
 
THỊ TRƯỜNG 7 tháng năm 2021
Tổng Giày dép Túi xách
USD *Tăng% USD *Tăng % USD *Tăng %
I BẮC MỸ 6119.5 15.4 5195.8 20.1 924.9 -5.3
II CHÂU ÂU 3794.9 5.1 3282.8 7.3 512.0 -6.9
III CHÂU Á 2992.4 -0.6 2582.1 3.0 410.2 -18.2
IV NAM MỸ 316.0 -7.6 313.9 -6.0 3.1 -61.2
V CHÂU ĐẠI DƯƠNG 278.7 42.2 247.7 44.5 31.0 25.5
VI KHÁC 275.3 4.3 180.1 -1.9 88.1 20.0
  Tổng kim ngạch XK 13776.8 8.3 11802.5 11.5 1974.3 -7.5
 
(*) Tăng so cùng kỳ năm trước                                    (Nguồn: Tổng cục Hải Quan)
Tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy vào 05 thị trường lớn nhất của Việt Nam (Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) chiếm 81,2%, trong đó giầy dép chiếm 80,8% và túi xách chiếm 82,9% (Xem Bảng dưới đây).
TOP 05 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DA GIẦY CỦA VIỆT NAM
TT
 
Thị trường 2020 7 tháng – năm 2021
Tổng
Triệu USD
Giầy dép Túi cặp Tổng
Triệu USD
Giầy dép Túi cặp
Triệu USD % Tỷ trọng Triệu USD % Tỷ trọng Triệu USD %Tỷ trọng Triệu USD %Tỷ trọng
1 USA 7567,0 6298,3 37.6 1268,7 40.8 5623.0 4754.0 40.3 869.0 44.0
2 EU(27)* 4467.4 3756.6 22.4 710.8 22.9 3199.3 2760.6 23.4 438.7 22.2
3 China 2212,2 2073,1 12.4 139,1 4.5 1196.3 1109.4 9.4 86.9 4.4
4 Japan 1186,6 845,2 5.0 341,5 11.0 742.1 571.0 4.8 171.1 8.7
5 Korea 670,3 548,6 3.3 121,7 3.9 416.4 344.5 2.9 71.9 3.7
Total 5 16103.5 13521.8 80.7 1979.5 83.1 11177.1 9539.5 80.8 1637.6 82.9
Tỷ trọng total,% 81.1 80.7 - 63.7 - 81.2 80.8 - 82.9  
 
*Số liệu không bao gồm nước Anh)
Tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy vào 15 thị trường lớn nhất của Việt Nam chiếm 88.2%, trong đó giầy dép chiếm 87.7% và túi xách chiếm 91.1% (Bảng dưới đây).
TOP 15 NƯỚC NHẬP KHẨU DA GIẦY TỪ VIỆT NAM
                                                                                                               (ĐV: triệu USD)
TT
 
THỊ TRƯỜNG 2020 7 tháng - năm 2021
Tổng Giầy Túi cặp Tổng Giầy dép Túi cặp
    Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Tăng% Trị giá Tăng% Trị giá Tăng%
1 USA   7567 6298 1269 5623.0 16.6 4754.0 21.8 869.0 -5.7
2 China 2212 2073 139 1196.3 10.8 1109.4 12.0 86.9 -2.6
3 Japan 1187 845 342 742.1 -8.6 571.0 0.2 171.1 -29.4
4 Belgium 1084 987 97 813.4 10.0 757.3 13.0 56.1 -18.9
5 Germany 1063 894 169 691.9 2.0 590.9 3.9 101.0 -7.8
6 Hà Lan 907 683 224 611.9 2.1 491.1 13.5 120.7 -27.6
7 Korea 671 549 122 416.4 -1.1 344.5 -1.0 71.9 -1.6
8 U.K. 588 500 88 421.5 -2.8 363.7 -3.8 57.8 4.0
9 France   515 423 92   387.7 3.2 321.4 5.0 66.3 -4.7
10 Canada 416 351 65 297.4 3.2 245.8 1.6 51.6 11.7
11 Italy 312 245 66 233.5 5.7 180.8 -1.4 52.7 40.5
12 Australia 332 289 43 247.2 40.8 216.1 43.1 31.0 25.5
13 Mexico 257 238 19 199.1 4.5 194.8 7.1 4.3 -50.6
14 HongKong 214 139 75 117.0 -20.8 70.9 -26.6 46.1 -9.6
15 Spain 201 176 25 151.1 5.0 139.8 8.5 11.3 -24.7
Total 15 17526 14690 2835 12149.5 7.8 10351.5 11.4 1797.8 -9.2
Tỷ trọng total ,% 79.4 80.1 75.5 88.2 - 87.7 - 91.1 -
 
(Nguồn: Tồng cục Hải quan)
Hiện nay, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu da giầy lớn nhất của Việt Nam, với giầy dép chiếm thị tỷ trọng 40,3% và túi xách chiếm 44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Viêt Nam. Tiếp theo là EU chiếm thị phần 23,4% về giầy dép và 22,2% về túi xách. Các thị trường khác là Trung Quốc (9,4% và 4,4%); Nhật Bản (4,8% và 8,7%) và Hàn Quốc (2,9 và 3,7%).
Hai mối lo của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19
Theo Cục Công nghiệp, những khó khăn, lo ngại của cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay đến từ cả phía cung và cầu.
Về phía cung: Khó khăn lớn nhất về phía cung hiện nay của các doanh nghiệp là việc không bảo đảm được quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa thông suốt phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa do các quy định về phòng dịch phức tạp và không thống nhất giữa nhiều địa phương. 
Đặc trưng của ngành công nghiệp là tính kết nối sản xuất theo chuỗi không phân biệt địa giới hành chính, do đó, các khó khăn về lưu thông, vận chuyển hàng hóa do yêu cầu phòng dịch sẽ dẫn đến nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng – trong đó đặc biệt là chuỗi cung ứng lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu vào sản xuất của doanh nghiệp.
Do đó, một số quy định về phòng chống dịch bệnh cần phải được điều chỉnh, sửa đổi để đảm bảo mục tiêu vừa duy trì sản xuất cho doanh nghiệp, vừa bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng cho người lao động và cộng đồng.
Về phía cầu: Dự báo trong thời gian tới, do ảnh hưởng của dịch bệnh và các quy định của nhiều địa phương về giãn cách xã hội, đơn hàng trong nước của nhiều ngành sản xuất như ô tô, cơ khí, thép… sẽ sụt giảm nghiêm trọng.
Đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo như điện tử, dệt may và da – giày, các doanh nghiệp có thể có thêm các đơn hàng xuất khẩu mới như đã nêu. Tuy nhiên, nếu không sớm có các giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước, sớm quay trở lại sản xuất ngay bây giờ, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng quốc tế sẽ dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác, và đến khi dịch được kiểm soát, doanh nghiệp khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh đã mất.
Kinh tế thế giới dự báo tiếp tục khởi sắc trở lại nhờ chiến lược tiêm chủng vaccine Covid-19 được thực hiện đồng loạt trên toàn thế giới, thương mại hàng hóa toàn cầu hồi phục nhanh. Các nền kinh tế lớn của thế giới là Mỹ và EU mở cửa trở lại, thị trường tiêu dùng được phục hồi mạnh mẽ. Nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như điện tử, dệt may, da – giày, chế biến nông sản, thủy sản… sẽ tăng mạnh trở lại. 
Do vậy, việc tận dụng cơ hội này của Việt Nam trong việc giành được các đơn hàng lớn để phục hồi sản xuất trong nước trong bối cảnh dịch bệnh trong thời gian tới là hết sức quan trọng.
 
Nguồn: https://moit.gov.vn/
face book twitter google bookmark digg delicious

Danh Sách Chi Nhánh

CHI NHÁNH NHẬT BẢN

Add: 5-20-5-102 Oimazato-Minami, Higashinari-ku, Osaka, Japan
(Postal Code 537-0013)
Tel: (+81)6-6975-5777
Fax: (+81)6-6975-5778
Mobile: (+81)90-9116-8931

Email: tokuda-tax@tkcnf.or.jp

Bản đồ
CHI NHÁNH THÁI LAN

Add: 9/305 UM Tower 30th Floor, Ramkhamhaeng Road., Kwaeng Suanluang, Shet Suanluang, Bangkok 10250
Tel: (+66 2) 717-3631
Fax: (+66 2)719-9130
Email: tokuda-tax@tkcnf.or.jp

Bản đồ
CHI NHÁNH TRUNG QUỐC

Add: Rm.2807, 1 Grand Gateway, 1 Hongqiao Rd, Shanghai, P.R.China 200030
Tel: (+86)21-6407-0228
Email: info@shmydo.com

Bản đồ
CHI NHÁNH GIA LAI

Địa chỉ: 42A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Yên Đỗ, Thành phố Pleiku, Gia Lai.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH TP HUẾ

Địa chỉ: 78 Bến Nghé, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH KIÊN GIANG

Địa chỉ: 27 Tạ Quang Bửu, phường An Hoà, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH CẦN THƠ

Địa chỉ: H18, Đường số 55, Khu Đô Thị Phú An, phường Hưng Phú, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG

Tôn Đức Thắng, Nghĩa Thành, Thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông, Việt Nam

Bản đồ
CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI

178/15 Đường Trần Hưng Đạo, Phường Chánh Lộ, Thành phố Quảng Ngãi, Quảng Ngãi

Bản đồ
CHI NHÁNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

Địa chỉ: 88 Lê Duẩn, TT Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Địa chỉ: 486 Đại lộ Bình Dương ,Phường Hiệp Thành , Thành Phố Thủ Dầu Một , Tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ: 27/4 Cường Để, Phường Bình Hưng, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH TỈNH KHÁNH HÒA

Địa chỉ: 13 C đường Hoàng Hoa Thám, Phường Lộc Thọ, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ