Tin tức - Sự kiện
-------------------------------------------------
TRỤ SỞ CHÍNH
 
Địa chỉ: 54 Đường số 56, P.Bình Trưng Đông , Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (08) 37 433 886
Fax: (08) 37 433 528
Hotline: 0909 004 963
Email: adac@adac.com.vn

Đề xuất tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Hội môi giới Bất động sản Việt Nam đã đề nghị Bộ Xây dựng và các ban ngành liên quan quan tâm xem xét, trình Chính phủ điều chỉnh chính sách vĩ mô để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản, nhà môi giới bất động sản gặp khó khăn bởi dịch COVID-19.
Hội môi giới Bất động sản Việt Nam vừa tổng hợp và kiến nghị một số nội dung nhằm gỡ khó và đồng hành cùng các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là các sàn giao dịch bất động sản đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh giãn cách kéo dài vì COVID-19 thời gian qua.
Kể từ đầu năm 2020 đến nay, khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, nhiều tỉnh thành trên cả nước liên tục phải thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt là tại các đô thị lớn, như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Hải phòng, Quảng Ninh... Nhiều công trình xây dựng phải dừng hoặc giãn tiến độ xây dựng. Người dân giảm thu nhập hoặc có tâm lý chờ đợi đã ảnh hưởng mạnh tới thị trường bất động sản nói chung và lĩnh vực môi giới bất động sản nói riêng.
Trên cơ sở ghi nhận các ý kiến tại Hội thảo với chủ đề: “Sàn giao dịch và môi giới bất động sản vượt khó do ảnh hưởng của COVID-19 – Giải pháp và kiến nghị” diễn ra giữa tháng 8/2021, đặc biệt là kết quả điều tra, khảo sát tại 500 đơn vị sàn giao dịch bất động sản hội viên Hội môi giới Bất động sản Việt Nam trên cả nước, số lượng lao động liên quan xấp xỉ 75.000 người (chiếm khoảng 1/3 tổng số sàn trên cả nước) về thực trạng khó khăn và tình hình thụ hưởng chính sách hỗ trợ, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổng hợp kết quả cụ thể.
Thực trạng khó khăn
Sức ảnh hưởng của COVID-19 đến các sàn giao dịch bất động sản là vô cùng lớn khi có tới 28% đơn vị có nguy cơ giải thể, phá sản, 32% đơn vị đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, rất cần sự hỗ trợ của chính sách vĩ mô, cộng đồng và 40% doanh nghiệp còn khả năng chống đỡ, nhưng không cao. Nếu phải duy trì thêm một, hai tháng nữa để chống dịch thì tỷ lệ có nguy cơ phá sản sẽ tiếp tục tăng cao. Thống kê cho thấy, hiện tại đã có tới hơn 80% Sàn giao dịch không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp. Không có doanh thu, quỹ lương ngày một cạn kiệt, buộc phải cắt giảm nhân sự. Đã có tới 78% sàn giao dịch phải thực hiện cắt giảm nhân sự (cho nghỉ việc) hoặc cho tạm nghỉ việc không lương. Theo đó, 45% lao động trong số các sàn giao dịch thực hiện cắt giảm không còn thu nhập (tương đương khoảng 26.325/75.000 lao động làm việc tại 500 sàn giao dịch). Số còn lại tuy được hưởng lương nhưng cũng chủ yếu là hưởng lương cơ bản, phụ cấp nghỉ dịch, hoặc hưởng 50% lương do thực hiện làm luân phiên. Hiện, 28% sàn đã không còn quỹ lương để trả cho người lao động.
Đáng chú ý là khó khăn về vay vốn, lãi suất vay. Có tới 89% sàn giao dịch không được hưởng chính sách cho vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các ngân hàng cũng là rất hạn chế.
Cộng với khó khăn chi phí thuê mặt bằng phục vụ sản xuất kinh doanh khi trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng chung, doanh thu sụt giảm, thậm chí không có nguồn thu nhưng có tới hơn 70% các sàn giao dịch không được giảm chi phí thuê mặt bằng. Thậm chí, nhiều sàn giao dịch phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động để chống dịch cũng không được giảm.
Thêm vào đó, từ việc khảo sát về tình hình thụ hưởng chính sách từ nhà nước, Hội môi giới bất động sản Việt Nam nhận thấy thụ hưởng chính sách về gia hạn thời hạn nộp thuế, về giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, về hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động, về dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất hầu như không được áp dụng cũng như không được hưởng cả chính sách hoãn nộp Bảo hiểm xã hội.
Thực tế cũng cho thấy, mặc dù các sàn giao dịch đã chủ động, linh hoạt, thay đổi phương án kinh doanh về thích ứng, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong bán hàng nhưng chừng ấy là không đủ để vượt khó. Đặc biệt là đối với các sàn giao dịch có quy mô vừa và nhỏ, có nguồn lực tài chính thấp, sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng.
Tóm lại, những vấn đề khó khăn nhất của các sàn giao dịch bất động sản hiện nay gồm:
Một là, chi phí duy trì doanh nghiệp không hề được giảm trong thời gian bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong khi doanh nghiệp không có nguồn thu đã tạo áp lực rất lớn cho doanh nghiệp.
Hai là, rủi ro bồi thường hợp đồng hoặc liên đới chịu trách nhiệm hoặc rủi ro mất tiền cọc, bị phạt do không thực hiện đúng cam kết tiến độ.
Ba là, khả năng bị phạt, bị xử lý vì đến hạn mà không có tiền để nộp thuế, không có tiền nộp bảo hiểm xã hội,... do không có nguồn thu.
Bốn là, rủi ro bị chủ cho thuê mặt bằng đòi mặt bằng trước hạn, cắt nước, cắt điện... do chậm thanh toán, không có tiền thanh toán.
Đề xuất một số giải pháp gỡ khó và đồng hành với bất động sản Việt Nam
Căn cứ vào thực trạng và dựa vào kết quả khảo sát, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam đã đề nghị Bộ Xây dựng và các ban ngành liên quan quan tâm xem xét, trình Chính phủ điều chỉnh chính sách vĩ mô để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản, nhà môi giới bất động sản gặp khó khăn bởi dịch COVID-19 cụ thể như sau:
Thứ nhất, bổ sung nhóm ngành bất động sản trong đó có ngành dịch vụ môi giới bất động sản cần được xác định là nhóm ngành được hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ từ chính sách của nhà nước.
Thứ hai, được hoãn, giãn thời hạn nộp các khoản thuế phải nộp, các khoản BHXH, các nghĩa vụ khác đối với nhà nước để doanh nghiệp có nguồn tiền hỗ trợ lao động cũng như đồng hành cùng với chính quyền trong chống dịch. Cụ thể là bổ sung ngành kinh doanh bất động sản vào “Điều 2. Đối tượng áp dụng” trong Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021 của Chính phủ.
Thứ ba, sớm ban hành Nghị quyết về miễn, giảm thuế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Trong đó, giảm 50% thuế thu nhập cho doanh nghiệp Sàn giao dịch bất động sản có phát sinh từ tháng 5 đến hết năm 2021 để có điều kiện sớm phục hồi sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, có chính sách để các ngân hàng giảm tiến độ trả nợ, điều chỉnh lãi suất hợp lý, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực cho phí và chống đỡ khó khăn trong thời gian bị ảnh hưởng bởi COVID 19.
Thứ năm, thúc đẩy mạnh hơn, nhanh hơn chương trình điều chỉnh tháo gỡ vướng mắc trong quy trình pháp luật đối với thủ tục đầu tư nhằm cải thiện giải quyết thủ tục hành chính các dự án đầu tư bất động sản làm tăng nguồn cung cho thị trường và kích thích hoạt động đầu tư cho toàn xã hội.
Ngoài ra, để đồng hành, hỗ trợ các sàn giao dịch, nhà môi giới bất động sản, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cũng có thêm một số kiến nghị và cam kết cụ thể gồm: đề nghị các chủ Dự án hỗ trợ, tạo điều kiện, không phạt Hợp đồng nếu các sàn không thực hiện đúng cam kết tiến độ bán hàng do thực hiện giãn cách xã hội; các chủ Dự án không nợ phí môi giới của các sàn giao dịch; sớm thanh toán hoặc ít nhất là thanh toán 1 phần đề các sàn giao dịch có nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Đặc biệt, đề nghị các đơn vị, cá nhân cho thuê mặt bằng đồng cảm với những khó khăn của đối tác, hỗ trợ một phần tiền nhà, giãn nộp tiền thuê cho các đơn vị trong thời gian phải thực hiện giãn cách xã hội.
Dịp này, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cũng cam kết sẽ luôn đồng hành cùng với các doanh nghiệp, sàn giao dịch và đặc biệt là Hội viên của Hội. Đẩy mạnh hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Hội viên khi bị xâm phạm. Thông tin về các khó khăn của các Hội viên khi bị nợ phí môi giới, hay cố tình bị lợi dụng việc không đảm bảo tiến độ bán hàng do giãn cách xã hội để phạt hợp đồng và danh sách những đơn vị cho thuê mặt bằng đã thực hiện giảm giá và không thực hiện giãn cách xã hội sẽ được Hội cập nhật thường xuyên trên Trang thông tin điện tử: 

Nguồn: https://vars.com.vn/.


face book twitter google bookmark digg delicious

Danh Sách Chi Nhánh

CHI NHÁNH NHẬT BẢN

Add: 5-20-5-102 Oimazato-Minami, Higashinari-ku, Osaka, Japan
(Postal Code 537-0013)
Tel: (+81)6-6975-5777
Fax: (+81)6-6975-5778
Mobile: (+81)90-9116-8931

Email: tokuda-tax@tkcnf.or.jp

Bản đồ
CHI NHÁNH THÁI LAN

Add: 9/305 UM Tower 30th Floor, Ramkhamhaeng Road., Kwaeng Suanluang, Shet Suanluang, Bangkok 10250
Tel: (+66 2) 717-3631
Fax: (+66 2)719-9130
Email: tokuda-tax@tkcnf.or.jp

Bản đồ
CHI NHÁNH TRUNG QUỐC

Add: Rm.2807, 1 Grand Gateway, 1 Hongqiao Rd, Shanghai, P.R.China 200030
Tel: (+86)21-6407-0228
Email: info@shmydo.com

Bản đồ
CHI NHÁNH GIA LAI

Địa chỉ: 42A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Yên Đỗ, Thành phố Pleiku, Gia Lai.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH TP HUẾ

Địa chỉ: 78 Bến Nghé, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH KIÊN GIANG

Địa chỉ: 27 Tạ Quang Bửu, phường An Hoà, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH CẦN THƠ

Địa chỉ: H18, Đường số 55, Khu Đô Thị Phú An, phường Hưng Phú, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG

Tôn Đức Thắng, Nghĩa Thành, Thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông, Việt Nam

Bản đồ
CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI

178/15 Đường Trần Hưng Đạo, Phường Chánh Lộ, Thành phố Quảng Ngãi, Quảng Ngãi

Bản đồ
CHI NHÁNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

Địa chỉ: 88 Lê Duẩn, TT Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Địa chỉ: 486 Đại lộ Bình Dương ,Phường Hiệp Thành , Thành Phố Thủ Dầu Một , Tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH BÌNH THUẬN

Địa chỉ: 27/4 Cường Để, Phường Bình Hưng, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ
CHI NHÁNH TỈNH KHÁNH HÒA

Địa chỉ: 13 C đường Hoàng Hoa Thám, Phường Lộc Thọ, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại: 090 9 004 963

Bản đồ